Hiển thị các bài đăng có nhãn Quê hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quê hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014 0 nhận xét

Tản văn: Cánh đồng chiều

Tản văn: Cánh đồng chiều tái hiện ký ức về cánh đồng quê thời chăn trâu cắt cỏ với thảm mạ non, lúa vàng, hốc ra và gốc cây gạo chốn thiên đường,....

Tản văn: Cánh đồng chiều 2
***
Phải nói đó là một cánh đồng chiều  mùa hạ. Cánh đồng mênh mông (trong kí ức tuổi thơ tôi lúc ấy, cánh đồng Rộc Giếng bé nhỏ khoảng chưa đầy hai héc ta mênh mông thật). Mênh mông là vậy nhưng vẫn ở trong tầm nhìn của tụi nhỏ chúng tôi. Đứng từ đầu làng nhìn ra đồng, điểm cuối cùng của tầm mắt chính là cây gạo. Một loài cây cổ thụ sừng sững, nặng trĩu lá. Và cánh đồng ấy có bờ hẳn hoi. Bờ giậu chính là bờ tre trãi (Một loài cây họ tre nhưng không có gai nhọn, thân nhỏ hơn tre lồ ô, cây to nhất chỉ bằng cổ tay trẻ nhỏ, thân rất mềm dẻo gần như cây Giang) ở giữa là ruộng lúa. Mà không phải, ở giữa là những ô vuông gốc rạ. Gốc rạ khô vàng trên những thửa cao, gốc rạ xanh úa trên những thửa ruộng vừa mới gặt, và non mướt một màu manh lá mạ trên những chân ruộng đã cắt từ truớc, nay lá mạ non đã mọc lên.


Chính những thửa “mạ non” ấy là nơi lí tưởng của những chú bò háu đói, trong khi cỏ trên các đồi cao, dưới gốc những vạt bạc hà, trên những hàng sắn đã khô giòn dưới cái nắng gay gắt của mùa hạ. Đồng quê chỉ còn những mảng màu xanh ấy.

Đó là những ngày ngắn ngủi đầu hạ. Khi mà chỉ ít bữa nữa thôi, cánh đồng lại được lật tung lên, và trên đó chỉ còn những thớ đất thịt bở tơi ra vì ngấm nước sau những ngày được phơi khô  khốc. Đồng quê thật vắng lặng. Không một tiếng cu rúc, không một tiếng ve kêu. Hình như, nắng quá, những chú ve cũng biến đâu mất.

Vậy mà mới hai giờ chiều, cánh đồng đã trở nên rộn rã. Rộn rã trong màu vàng của những chú bò vàng, trong màu đen của những chú trâu nâng, và trong những tiếng gọi nhau của những chú nghé con gọi bạn.

Lúc ấy cánh đồng chính là nhiên đường của chúng tôi.Và tâm điểm của Thiêng đường là dưới gốc cây gạo, nơi chân trời ấy. Dưói gốc cây gạo là một khoảng không râm mát nhất , mà chúng tôi có thể tìm thấy trong những ngày hè. Lá gạo không nhiều nhưng cũng đủ che mát cho bọn trẻ con đầu trần chân đất chúng tôi. Duy chỉ có chiếc hốc, dưới thân cây gạo là lí tưởng nhất. Bên trên những chiếc rễ to-bị trồi lên mặt đất do nước chảy lâu ngày xói đất-bằng thân cây gỗ nhỏ và trên những chiếc rễ ấy là một cái hốc. Có lẽ cái hốc được sinh ra do thân cây non ngày nhỏ bị sâu đục hay do một va chạm nào đó. Nhưng với tụi trẻ con chúng tôi ngày ấy, thì cái hốc ấy do chiếc phất trần của một bà tiên nào đó ban tặng. Trong kí ức tuổi thơ tôi bà tiên và ông tiên cùng với những  đạo cụ  không được rõ ràng cho lắm. Chỉ biết rằng chiếc hốc khi là cái tủ đựng tiền, khi là nơi  núp nắng, lúc lại là nơi trú ẩn lí tưởng của những cuộc chơi trốn tìm. Chiếc hốc cây hướng mặt về phía dòng khe  nhỏ bên kia bờ khe là một luỹ tre.

Tản văn: Cánh đồng chiều

 Tản văn: Cánh đồng chiều


Chiều hè thường đến rất chậm và ở lại rất lâu. Có lẽ thời gian cũng như lũ trẻ, luôn luôn muốn trùng trình, không chịu về. Bởi lúc này mà về thì tiếc thật. Trên đồng, những chú bò thoả sức gặm những lá mạ mướt non. Mà chúng gặm luôn cả những gốc rạ  giòn thơm nức mùi rạ mới. Có lẽ với bọn chúng đây là món ăn khoái khẩu vậy. Mà chúng thích gặm hay không thích, có no hay đói bọn trẻ có để ý gì. Bởi lúc này, bờ tre trãi rợp mát đã vang lên tiếng cười rộn rã. Bờ trãi bị bọn trẻ leo lên, đè rạp xuống. Và một chiếc cầu trượt màu xanh, lởm chởm cành, ngổn ngang bẹ được bọn trẻ trưng dụng. Chiếc cầu trượt ấy có thể lấy đi của vài đứa một chút quần, có thể mượn đi một chút áo, và đôi khi  xin nốt một chút da tay vì độ ma sát quá lớn mà độ gồ ghề cũng lớn. Trò chơi vẫn tiếp tục cho đến khi bọn trẻ nhìn ra đồng, giật mình vì một chú bò nào đó không còn nhìn thấy. Những chú bò khôn ngoan, no cỏ đã đi về phía mương nước dưới xa kia, tận cánh cổng vào làng.
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014 1 nhận xét

Tản mạn: Nếu thời gian quay trở lại

Nếu thời gian quay trở lại - Hồi ức về tuổi thơ của một chàng trai 24 tuổi, nhớ ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô, những trò chơi thuở nhỏ.
Nếu như được làm lại, ta sẽ tìm cách sửa chửa lỗi lầm nào, sẽ lựa chọn xoá đi nỗi đâu nào, sự ân hận, niềm hối tiếc nào. Liệu ta có giám mang lại ý nghĩa mới cho sự tồn tại của mình hay không. Nhưng để trở thành ai, để đi đến đâu và cùng với ai.

Những dòng các bạn vừa đọc là dòng tự sự “hẹn em ngày đó”, một cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Guillame Musso. Tôi chọn những dòng này để mời bạn cùng nắm tay tôi, bước lên cổ máy thần kỳ của Đôrêmon hoặc uống viên thuốc màu nhiệm mà bác sỹ Elliott đã uống để bước vào một chuyến du hành kỳ lạ ngược về quá khứ ngày xưa . Như thề thời gian đang quay trờ lại.


Nếu thời gian quay trở lại ta có thể quay trở lại ngày xưa, có lẽ nơi tôi muốn đến nhất là ngôi nhà cũ của mình. Đó là một ngôi nhà nhỏ nằm ở ngoại ven thành phố, thấp thoáng sau những rặn tre, rì rào lao xao trong gió những buổi trưa hè. Thuở ấy chưa có những bộ phim hàn quốc, với những con đường mùa thu lá vàng lá đỏ rơi ngập lối đẹp như tranh vẽ. Thuở ấy chỉ có lá tre ứa màu rơi lả tả xuống sân nhà, chỉ có cậu nhóc 6 tuổi đứng lặng lẽ ngẩn ngơ nhìn như đang chứng kiến một kiệt tác của tạo hoá, mà tuổi thơ đã dành tặng riêng cho nó. Cậu nhóc 6 tuổi ấy là tôi của 18 năm về trước. Nếu bạn gặp tôi lúc đó, chắc sẽ không khỏi phì cười vì bộ dạng lem luốt của tôi, mặt mày đen nhẽm, quần áo và tóc tai ấm đầy mùi khói đang chu mỏ thổi cái bếp lửa gôm sắp tàn . Đó là trò chơi của tôi khi gió về mà mỗi mùa lá tre rơi.

Mỗi lần đó tôi lăn săn chạy với cây chổi tre trong tay, hì hụt quét lá tre thành một đống cao đầy. Rồi ghệ nệ bê về đôi ba viên gạch mẽ. 2 cục gạch bên trái, 2 cục gạch bên phải thêm 2 cục gạch thẻ khép lên tạo thành chổ để cái nồi be bé thế là thành cái bếp lồ .

Khi lớn lên một chút, tôi bắt đầu khám phá các khu vực quanh nhà mình. Các trò chơi mà tuổi thơ tôi không thể quên. Lần đầu tiên theo anh tôi tham gia trò chơi bắn bi, tôi thích thú vô cùng. Rồi còn có cả trò chơi tạt lép. Hớn hở vui mình khi mình không phải bi chăn bắt người khác.

Mười mấy năm đã trôi qua kể từ những trận mưa của ngày xưa…Nghe nói người ta đã lấp hết những bờ ruộng để xây khu dân cư. Nghe nói bây giờ không còn chổ để cho những đứa nhóc như chún tôi thuở bé có thể chơi những trò chơi ấy nữa.

Tản mạn: Nếu thời gian quay trở lại 2

Nếu thời gian quay trở lại... bạn có chơi những trò chơi khi bé: đu quay, tắm sông, thả diều?


Xem lẫn những ngày nắng dạo chơi trong vườn của tôi, là những ngày mưa ngồi dưới hiên nhà nhìn ngấm mưa rơi. Những trận mưa trắng trời làm lđầy ấp các cái lu sau nhà. Những trận mưa có khói bếp bóc lên cao. Có dáng cố hao gày lụm cụm kho nồi thịt ba gọi với mắm ruốt để ăn vào những ngày mưa như thế, thì không gì bằng.

Rồi vào một ngày mùa hè tôi nghe mẹ báo tin, cố đã đi đến một nơi rất xa, đã gần 2 năm qua rồi kể từ khi cố mất, trong suốt 2 năm, không biết bao nhiêu lần tôi đã tự nhũ , nếu như được trở về màu hè năm ấy , tôi sẽ trở về nhà, sẽ gặp cố lần cuối cùng. Tôi biết dù tôi có trở về nhà, có gặp cố lần cuối cùng thì cũng không làm cố ở lại thế gian này với tôi, nhưng ít ra tôi sẽ thầm ước ao, nếu như được trở về mùa hè năm ấy, thêm một lần nào đó trong đời. Tiết là trong cuộc sống thật này, người ta không bán vé quay trở lại tuổi thơ.

Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà, đến Ga xếp hàng mua vé, lần đầu tiên trong nghìn năm có lẽ, cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Vé hạng trung, người bán vé hẩn hờ, hôm nay vé hết.

Biết làm sao vé hết biết làm sao…?
Đường tới tuổi thơ còn biết hỏi nơi nào…?
(Internet)
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014 1 nhận xét

Tản mạn: Tuổi thơ tôi là.....

"Tuổi thơ tôi là....." tái hiện những kỷ niệm tuổi thơ nơi thôn quê thời chăn trâu, thả diều. Hãy cùng các giả thả thuyền trên dòng sông tuổi thơ.
Tuổi thơ tôi là những ngày rong ruổi triền đê thả diều, là những chiều vắt vẻo lưng trâu với tiếng sáo diều vi vu, là những ngày mùa bận rộn lạch cạch tiếng xe trâu với cánh đồng lúa chín bạt ngàn thẳng cánh cò bay.
Tuổi thơ tôi là.....

Tuổi thơ tôi là những ngày rong ruổi triền đê thả diều

Tuổi thơ tôi là những bông cỏ may bám đầy quần mỗi khi chơi chọi gà với chúng bạn để rồi tối về ngồi gỡ từng cánh cỏ sao cho khỏi ngứa, là những trưa tắm sông ngụp lặn, những chiều bắt cá, bắt tép.

Tuổi thơ tôi là sự ngóng chờ mẹ đi chợ về với túi kẹo gỗ làm bằng mật mía chỉ 500 đồng, sao mà ấm áp, sao mà ngọt ngào đến thế. Để rồi 15 năm sau khi bước chân ra thành phố vẫn nhớ mãi cái hương vị ngọt ngọt dai dai của nó.

Tuổi thơ tôi là những trận đòn mẹ đánh vì tội trốn ngủ trưa đi chơi giữa trời nắng để tối về lại lên cơn sốt hầm hập làm mẹ trằn trọc suốt đêm không ngủ vì lo cho con.

Tuổi thơ tôi là những ngày chăn trâu cắt cỏ với hàng chục vết đứt ở ngón tay trỏ, là những ngày miệt mài bên bàn học với chiếc đèn dầu đêm đông, với chiếc quạt nan giữa đêm hè, là quyết tâm vào Đại học để thoát cảnh nghèo.

Tuổi thơ tôi là vị cay cay của nồi rượu gạo mẹ vất vả nấu mỗi ngày để kiếm thêm đồng ra đồng vào, để cho con được bằng bạn bằng bè.

Tuổi thơ tôi gắn liền với những trò chơi truyền thống: nhảy dây, cầu trượt,....


Tuổi thơ tôi là hương vị nồng ấm của miếng trầu phả ra từ người nội gợi nhớ về sự tích trầu cau, là cô Tấm thảo hiền bước ra từ trong quả thị thơm, là chàng Thạch Sanh dũng cảm cứu nàng công chúa, là tiếng đàn "tích... tịch... tình... tang...", là anh Khoai hiền lành chăm chỉ, là những lời ru ầu ơ...

Tuổi thơ tôi là những ngày trên lưng nội cõng đi chơi, là hai anh em ăn chung một quả ổi, là bàn tay anh dắt em đi học những ngày đầu tiên, là sự ghen tị với bạn bè về những bộ quần áo mới, về gói quà ăn vặt.

Tuổi thơ tôi là những ngày bố cặm cụi bên bàn học dạy con tập đánh vần ê a, là "chữ O tròn như quả trứng gà. Ô đội nón, Ơ thì thêm dâu". Là thất bại đầu đời khi trượt kì thi học sinh giỏi lớp 5, là những giọt nước mắt giấu sau cánh cửa mỗi lần ba mẹ cãi nhau, là giọt mồ hôi ướt đẫm lưng mẹ, là nếp nhăn hằn trên khuôn mặt khắc khổ của ba.

Tuổi thơ của tôi là những đêm ngắm trăng, ngắm sao qua khung cửa sổ, là những cơn gió mát của đồng nội, là hương lúa nếp vang lừng đường đi.

Tuổi thơ của tôi là những ngày bắt dế, săn chuột trên đồng, là những chiều trộm ngô hun khói rồi ba bốn cái đầu chụm lại và tranh nhau ăn.

Tuổi thơ tôi nhọc nhằn, vất vả với những công việc của con nhà nông, với que kem chỉ 200 đồng, với tệp bánh giấy xanh, đỏ, tím, vàng... tuổi thơ tôi không có những robot, không có siêu nhân cũng không có những búp bê sành điệu. Tuổi thơ tôi chỉ là cái cù, cái khẳng, chỉ là quả cà với 10 cái que được vót từ miếng nứa thừa.
Tuổi thơ tôi không có khái niệm nhà cao tầng, những tòa tháp chọc trời.

Tuổi thơ tôi không có khái niệm nhà cao tầng, những tòa tháp chọc trời.

Tuổi thơ tôi không có khái niệm nhà cao tầng, những tòa tháp chọc trời. Tuổi thơ tôi là mái nhà dột đầy nước mỗi khi mùa mưa về, là những tia nắng xuyên qua mỗi ngày hè, là bầu trời thu nhỏ khi ngồi trong nhà ngắm qua khe hở của mái tranh cũ kĩ.

Tuổi thơ tôi không có những ngày học ngày học đêm, không có những ca học thêm đắt tiền, không có thầy Tây dạy tiếng Anh. Nhưng tuổi thơ tôi có những người bạn đi bộ cả mấy cây số cắp sách tới trường, tuổi thơ tôi có tình bạn thân thiết, có sự sẻ chia ngay khi cả một cái kẹo, một tờ giấy nháp.

Tuổi thơ tôi đầy thiếu thốn nhưng cũng giàu lắm. Chúng tôi thiếu những thanh kẹo sô-cô-la, thiếu những cái bánh bông lan đắt tiền nhưng chúng tôi giàu lắm sự chân thành, sự quan tâm vô tư, hồn nhiên của những đứa trẻ lam lũ dành cho nhau, chúng tôi giàu lắm tình cảm và sự thương yêu.

Tuổi thơ tôi là thế đấy! Thèm lắm được một lần quay trở lại tuổi thơ tôi để được chơi trò đuổi bắt dọc triền sông, để được nũng nịu trong vòng tay của bà, để hai anh em lại cắn chung một quả ổi, để những ngày mưa một tay xách dép một tay xoắn quần bì bõm trên con đường đất lầy lội đến trường.

Thương lắm tuổi thơ ơi! Nhớ lắm tuổi thơ ơi! Một phần cuộc đời của ta! Xin đừng bao giờ quên nhé!
 
;