Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014 0 nhận xét

Tản văn: Cánh đồng chiều

Tản văn: Cánh đồng chiều tái hiện ký ức về cánh đồng quê thời chăn trâu cắt cỏ với thảm mạ non, lúa vàng, hốc ra và gốc cây gạo chốn thiên đường,....

Tản văn: Cánh đồng chiều 2
***
Phải nói đó là một cánh đồng chiều  mùa hạ. Cánh đồng mênh mông (trong kí ức tuổi thơ tôi lúc ấy, cánh đồng Rộc Giếng bé nhỏ khoảng chưa đầy hai héc ta mênh mông thật). Mênh mông là vậy nhưng vẫn ở trong tầm nhìn của tụi nhỏ chúng tôi. Đứng từ đầu làng nhìn ra đồng, điểm cuối cùng của tầm mắt chính là cây gạo. Một loài cây cổ thụ sừng sững, nặng trĩu lá. Và cánh đồng ấy có bờ hẳn hoi. Bờ giậu chính là bờ tre trãi (Một loài cây họ tre nhưng không có gai nhọn, thân nhỏ hơn tre lồ ô, cây to nhất chỉ bằng cổ tay trẻ nhỏ, thân rất mềm dẻo gần như cây Giang) ở giữa là ruộng lúa. Mà không phải, ở giữa là những ô vuông gốc rạ. Gốc rạ khô vàng trên những thửa cao, gốc rạ xanh úa trên những thửa ruộng vừa mới gặt, và non mướt một màu manh lá mạ trên những chân ruộng đã cắt từ truớc, nay lá mạ non đã mọc lên.


Chính những thửa “mạ non” ấy là nơi lí tưởng của những chú bò háu đói, trong khi cỏ trên các đồi cao, dưới gốc những vạt bạc hà, trên những hàng sắn đã khô giòn dưới cái nắng gay gắt của mùa hạ. Đồng quê chỉ còn những mảng màu xanh ấy.

Đó là những ngày ngắn ngủi đầu hạ. Khi mà chỉ ít bữa nữa thôi, cánh đồng lại được lật tung lên, và trên đó chỉ còn những thớ đất thịt bở tơi ra vì ngấm nước sau những ngày được phơi khô  khốc. Đồng quê thật vắng lặng. Không một tiếng cu rúc, không một tiếng ve kêu. Hình như, nắng quá, những chú ve cũng biến đâu mất.

Vậy mà mới hai giờ chiều, cánh đồng đã trở nên rộn rã. Rộn rã trong màu vàng của những chú bò vàng, trong màu đen của những chú trâu nâng, và trong những tiếng gọi nhau của những chú nghé con gọi bạn.

Lúc ấy cánh đồng chính là nhiên đường của chúng tôi.Và tâm điểm của Thiêng đường là dưới gốc cây gạo, nơi chân trời ấy. Dưói gốc cây gạo là một khoảng không râm mát nhất , mà chúng tôi có thể tìm thấy trong những ngày hè. Lá gạo không nhiều nhưng cũng đủ che mát cho bọn trẻ con đầu trần chân đất chúng tôi. Duy chỉ có chiếc hốc, dưới thân cây gạo là lí tưởng nhất. Bên trên những chiếc rễ to-bị trồi lên mặt đất do nước chảy lâu ngày xói đất-bằng thân cây gỗ nhỏ và trên những chiếc rễ ấy là một cái hốc. Có lẽ cái hốc được sinh ra do thân cây non ngày nhỏ bị sâu đục hay do một va chạm nào đó. Nhưng với tụi trẻ con chúng tôi ngày ấy, thì cái hốc ấy do chiếc phất trần của một bà tiên nào đó ban tặng. Trong kí ức tuổi thơ tôi bà tiên và ông tiên cùng với những  đạo cụ  không được rõ ràng cho lắm. Chỉ biết rằng chiếc hốc khi là cái tủ đựng tiền, khi là nơi  núp nắng, lúc lại là nơi trú ẩn lí tưởng của những cuộc chơi trốn tìm. Chiếc hốc cây hướng mặt về phía dòng khe  nhỏ bên kia bờ khe là một luỹ tre.

Tản văn: Cánh đồng chiều

 Tản văn: Cánh đồng chiều


Chiều hè thường đến rất chậm và ở lại rất lâu. Có lẽ thời gian cũng như lũ trẻ, luôn luôn muốn trùng trình, không chịu về. Bởi lúc này mà về thì tiếc thật. Trên đồng, những chú bò thoả sức gặm những lá mạ mướt non. Mà chúng gặm luôn cả những gốc rạ  giòn thơm nức mùi rạ mới. Có lẽ với bọn chúng đây là món ăn khoái khẩu vậy. Mà chúng thích gặm hay không thích, có no hay đói bọn trẻ có để ý gì. Bởi lúc này, bờ tre trãi rợp mát đã vang lên tiếng cười rộn rã. Bờ trãi bị bọn trẻ leo lên, đè rạp xuống. Và một chiếc cầu trượt màu xanh, lởm chởm cành, ngổn ngang bẹ được bọn trẻ trưng dụng. Chiếc cầu trượt ấy có thể lấy đi của vài đứa một chút quần, có thể mượn đi một chút áo, và đôi khi  xin nốt một chút da tay vì độ ma sát quá lớn mà độ gồ ghề cũng lớn. Trò chơi vẫn tiếp tục cho đến khi bọn trẻ nhìn ra đồng, giật mình vì một chú bò nào đó không còn nhìn thấy. Những chú bò khôn ngoan, no cỏ đã đi về phía mương nước dưới xa kia, tận cánh cổng vào làng.
Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014 0 nhận xét

Những trò chơi dân gian ngày Tết

Những trò chơi dân gian ngày Tết - Cùng tìm hiểu 10 trò chơi dân gian truyền thống trong Tết cổ truyền dân tộc.
Đu quay ngày Tết - Những trò chơi dân gian ngày Tết

Đu quay ngày Tết - Những trò chơi dân gian ngày Tết

Đu quay (đánh đu):

Chơi đu thường diễn ra vào những ngày Tết cổ truyền hay trong các ngày lễ hội đầu xuân ở các hội làng. Từ những ngày trước Tết, các làng cử người đi tìm chọn những cây tre to đẹp nhất để dựng cột đu. Trò chơi đu yêu cầu người chơi phải thật bình tĩnh, có sức khỏe và một chút dũng cảm, bởi đây là trò chơi có tính mạo hiểm khi người đu có cảm giác hưng phấn thì có thể điều khiển đu bay lên rất cao.

Văn hóa thể thao

Từ nhiều thế kỷ nay, trong những ngày lễ hội khai Xuân, ngoài phần “Lễ” nghi thức cúng bái tôn nghiêm, thì phần “Hội” với những trò chơi dân gian luôn sôi động và thu hút nhất.

Những trò chơi dân gian phong phú của các vùng miền, mang đậm bản sắc riêng của từng địa phương, nó mang hơi thở mùa Xuân tươi trẻ, rộn ràng tinh thần tranh đua và ấm nồng tính cộng đồng của người Việt.
Những trò chơi dân gian ngày Tết

Kéo co:
Là trò chơi phổ biến của tất cả các nơi, trò chơi này phát huy tính đồng đội, rèn luyện sức khỏe. Khi tham gia người chơi luôn vui vẻ không cay cú ăn thua, tạo nên không khí thoải mái, sự chan hòa cho tất cả mọi người.

Đi cà kheo:
hiện là trò chơi đang hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ, trò này đòi hỏi sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng tốt. Cảm giác khi dạo chơi trên cây cà kheo chắc chắn sẽ là trải nghiệm. Người ta dùng 2 cây tre, trên đó cột 2 cái khấc cũng bằng tre làm bàn đạp để đứng lên đó đi thay chân. Để đi được trên cà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một sự khéo léo nhất định.

Ném còn:

Một trò chơi truyền thống trong lễ hội của dân tộc Thái Tây Bắc. Quả còn được làm bằng vải hình tròn đủ màu sắc rực rỡ, phía trong ruột là hạt bông. Khi ném còn thì cầm dây quay còn 3 vòng để lấy đà nhằm hướng tới mục tiêu rồi mới tung lên, làm cho quả còn bay cao, bay xa, mong trúng đích.Nhìn thì chơi Ném còn tưởng đơn giản, nhưng phải đỏi hỏi sự tỉ mỉ, canh chuẩn chính xác mới thành công.

Ném Pao:

là trò chơi rất độc đáo của dân tộc Mông - Yên Bái trong các dịp lễ hội hay Tết. Pao của các thiếu nữ màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn, còn pao của các cô bé mới lớn đơn giản hơn và có màu đen. Trong khi chơi, họ giao ước với nhau về số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó mà cả đội quy định Nếu có dịp tới Yên Bái hãy thử sức hút của trò chơi này.

Những trò chơi dân gian ngày Tết 2

Đập niêu đất:

là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Có địa phương lại đổ đầy nước vào trong niêu, mỗi khi có ai đó đập trúng niêu, nước sẽ bắn vào người và theo quan niệm thì đó là niềm may mắn trong năm mới


Đánh Quay:


còn gọi là đánh cù hoặc đánh gụ, là một trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các sắc tộc của Việt Nam. Đây là trò chơi ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên và những người già chơi

Nhảy sạp:

Đến với các tỉnh phía Bắc dịp lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những màn "Múa Sạp" đặc sắc khiến người xem không khỏi trầm trồ. Đạo cụ cần thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4cm, dài 3 đến 4m). Khi múa, người ta đặt hai sạp cái để cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng 2 gang tay tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều đội hình càng phong phú, sinh động.
 
;